Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi (Trả lời thắc mắc của độc giả - mục 10)

Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi (Trả lời thắc mắc của độc giả - mục 10)
10. Thiên Chúa Ba Ngôi Là Một Mầu Nhiệm

Người ta kể rằng, vào một ngày kia, Thánh Augustino đã đi bách bộ trên một bãi biển, vừa đi Ngài vừa suy tư về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Bỗng nhiên Ngài phát hiện ra một em bé đang dùng một cái gáo nhỏ để múc nước biển đổ vào trong một cái lỗ vừa cạn vừa nhỏ. Ngài liền hỏi: „Cháu làm cái gì vậy?“ Em bé trả lời: „Cháu muốn tát hết nước biển vào trong cái ao này của cháu!“ Thánh nhân cười và nói: „Cháu không thể nào làm được chuyện đó đâu!“ Em bé thản nhiên trả lời Thánh Nhân rằng: „Cháu có làm gì khác Ngài đâu: Không phải Ngài đang muốn nắm bắt hết mọi chuyện về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi với cái trí óc nhỏ bé cỏn con của Ngài hay sao!“

Trong những hoạt động truyền giáo của mình tại Ai-len Thánh Patrick đã nhận ra rằng, những độc giả của Ngài thường có những khó khăn lớn trong việc hiểu và nhận thức về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì thế, theo một truyền thuyết thì Thánh Nhân đã bứt một ngọn cỏ tam điệp từ mặt đất và cắt nghĩa rằng, đây chỉ là một cái lá nhưng có ba nhánh; trong sự đa dạng, một sự hiệp nhất được hình thành giống như nơi Thiên Chúa Ba Ngôi.  Người ta đã ngay lập tức hiểu ra cách trình bày của Thánh Nhân về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, và từ đó, ngọn cỏ tam điệp mà người Ai-len gọi là Shamrock trở thành biểu tượng của quốc gia Ai-len. Và kể từ đó tới nay, người Ai-len vẫn thường cầm theo cành Shamrock trong ngày Lễ kính Thánh Patrick cũng như trong ngày quốc khách của quốc gia này vào ngày 17 tháng 3; cành Shamrock cũng được gắn trên ve áo hoặc trên mũ của họ.  

Thánh Thần của Cha chúng ta cũng như của chính chúng ta được ví như mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm trái đất cũng như làm phì nhiêu nó, giống như Ngài đã từng làm cho Đức Trinh Nữ - Mẹ của chúng ta trở nên phong nhiêu cũng như làm cho Mẹ trở nên cao trọng và đáng giá, hầu đem chúng ta đến với ánh sáng, sự sống và thế giới. Như thế, với các tâm hồn: thông qua công việc liên tục của Ngài, Chúa Thánh Thần làm cho họ trở nên phong nhiêu, và làm cho họ có khả năng đón nhận sự sống của Thiên Chúa, đó là sự sống của Tình Yêu và Ân Sủng, và sự sống đó phải lớn lên trong các Ky-tô hữu, để trở nên một trong chính Chúa Ky-tô. Tin vào Chúa Thánh Thần có nghĩa là muốn tin vào Tình Yêu, tức Tình Yêu thánh hóa và làm cho Giáo Hội, các tâm hồn cũng như thế giới được phong nhiêu; và rằng tất cả các Ky-tô hữu tin vào Ngài cũng như tin vào công trình hiện tại của Ngài! Họ thật khác biệt biết bao cũng như sự thánh hóa dành cho họ được lan tỏa biết bao! Bạn cũng muốn được thánh hóa chứ? Chúa Thánh Thần và Chúa Ky-tô sẽ thánh hóa bạn. Ngài sẽ chỉ cho bạn cách thế và sẽ trao cho bạn phương tiện, cũng như sẽ chỉ cho bạn con đường và làm tăng thêm sức mạnh cho bạn, để bạn có thể đạt tới đỉnh điểm của tinh thần anh hùng và sự hoàn thiện trong một cách thế hầu như vô thức khi bạn thích ứng với trực quan và sự giúp đỡ của Ngài. Và như thế có nghĩa là Đức Tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Hãy hành động để Thiên Chúa Ba Ngôi sống trong lòng bạn như trên thiên cung của Ngài, và cuộc sống của bạn sẽ biến đổi và trở nên ngọn hải đăng chiếu sáng cho mọi người (theo Carmela Carabelli – từ Mệnh Lệnh Của Chúa Giê-Su Đầy Lòng Thương Xót).

Mối tương quan của linh hồn đối với Thiên Chúa Ba Ngôi được biểu lộ trước tiên trong sự cầu nguyện! Nó là bản chất của sự việc được dẫn tới theo sau sự quay hướng tới thế giới bên kia, và như vậy đến được với thế giới siêu nhiên, thế giới của thần thánh. Vì thế, nó bén rễ trong mầu nhiệm Đức Tin, mà đặc biệt trong đó con người chọn lựa để thực hiện tính mầu nhiệm của cuộc sống.  Điều này tạo nên hạt nhân của sự cầu nguyện, nó có thể là riêng tư hoặc công khai, ẩn kín trong lòng hoặc tuyên xưng ra ngoài miệng. Không có một trung gian, nó chỉ tồn tại hoặc nhiều hoặc ít như một tiếng động, một dáng vẻ hay một hình thức vô hồn. Sự sốt sắng trong sự cầu nguyện của chúng ta phụ thuộc vào đời sống nội tâm của chúng ta, cũng như phụ thuộc vào mức độ mà chúng ta tham dự vào sự sống của Thiên Chúa. Đời sống này chính là Chúa Thánh Thần, Đấng được trao ban cho chúng ta. Từ Ngài có nghĩa là „Ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng ta bằng những tiếng rên siết khôn tả“ (Rom 8,26). Sự phụ thuộc của thần trí chúng ta vào Thiên Chúa đó là việc Thần Khí sống trong lòng chúng ta!

(Còn tiếp)
Mời quý vị đón đọc mục: 11.Nguồn Kinh Thánh nói về Thiên Chúa Ba Ngôi

BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét